Trang chủ » Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản
Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản
07/05/2021
Dịch Covid-19 đã thiết lập một trạng thái mới để giới siêu giàu thế giới khẳng định vị thế bằng những cách rất khác trước đây. Theo Business Insider, khi những chiếc túi hàng hiệu như Hermes Birkin phiên bản giới hạn đẳng cấp, những đôi giày Louboutin sang chảnh, siêu xe Ferrari hay thẻ phòng gym giá hàng nghìn USD/tháng không còn là lựa chọn thích hợp để thể hiện sự giàu có trong mùa dịch, giới triệu phú và tỷ phú tìm những cách khác để khẳng định vị thế.
Diễn giả nổi tiếng Robert Kiyosaki từng nói: “Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản”. Hiện nay, giới tinh hoa toàn cầu ưa thích đầu tư tài sản triệu đô mang giá trị tương lai, đó là bất động sản đẳng cấp, quỹ tài chính, hộ chiếu và thẻ xanh hàng hiệu.
Xu hướng chi tiêu của giới siêu giàu thế giới
Theo Forbes – Tạp chí kinh doanh nổi tiếng nước Mỹ, gần 2/3 tỷ phú trên thế giới đã tích lũy được tài sản khủng vào năm 2020, có những người giàu trở nên giàu kỷ lục trong sự nghiệp nhờ vào khoản tiền thu hồi hàng nghìn tỷ USD từ chuyển đổi các khoản đầu tư cá nhân. Forbes ước tính rằng giới tỷ phú đã gia tăng tài sản ít nhất hơn 20% tính đến cuối tháng 12/2020.
Báo cáo Thịnh vượng (Wealth Report) của hãng tư vấn Knight Frank cho biết chứng khoán – chiếm khoảng 25% tài sản của giới siêu giàu, là động lực chính giúp tài sản của họ tăng mạnh trong năm 2020. Với việc các chính phủ áp lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại, họ có nhiều thời gian hơn để theo dõi thị trường chứng khoán. “Bất kỳ ai có khả năng xác định đúng thời điểm mua hoặc bán chứng khoán theo những diễn biến của thị trường sẽ được hưởng lợi đáng kể”, báo cáo khẳng định.
Nhiều gia đình siêu giàu cũng tìm cách chuyển các tài sản như sở hữu các doanh nghiệp sang bất động sản, quỹ tín thác/quỹ tín dụng, tranh thủ tình hình lãi suất thấp và định giá thấp trong đại dịch để tiết kiệm thuế trong những năm tới. Những bất động sản sinh thái, hòn đảo, khu đồi núi, đặc biệt là tại các khu vực ven sông, ven biển đảo từ trước đến nay là một trong những tiêu chí xác định giới siêu giàu trên thế giới… tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ.
Theo báo cáo kinh tế gần đây do Viện kế toán công chứng ở Anh và xứ Wales biên soạn, nền kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 6,7% trong năm nay, tốc độ nhanh nhất ở Đông Nam Á. Sự tăng trưởng này cũng đi kèm với sự bùng nổ về số lượng những người giàu có tại Việt Nam. Cũng trong Báo cáo Thịnh vượng, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam đã giảm trong năm 2020 khi đại dịch hoành hành nhưng Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh hàng đầu thế giới (31%) trong 5 năm tới. Dự kiến, tới năm 2025, Việt Nam sẽ có 511 người có tài sản trên 30 triệu USD và 25.812 người sở hữu tài sản hơn 1 triệu USD.
“Đồng thời, người Việt Nam giàu có đang đầu tư vượt ra khỏi biên giới của đất nước”, ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành tại Savills Vietnam nói. Càng ngày càng có nhiều người Việt Nam đầu tư vào bất động sản ở nước ngoài, “săn” những biệt thự đảo. Hoặc đầu tư trở thành những “trùm” chứng khoán ngầm tại những sàn giao dịch lớn nhất thế giới như New York, London,..
Hộ chiếu và Thẻ xanh có phải hàng hiệu của giới siêu giàu?
Theo cuộc phỏng vấn của Reuters với 7 triệu phú, tỷ phú và hơn 20 cố vấn quản lí tài sản, giới siêu giàu đang có những hành động quyết liệt hơn để giữ tài sản như chuyển tiền và doanh nghiệp thành quỹ tín thác, chuyển đến các quốc gia hoặc bang khác có chế độ thuế thuận lợi và xã hội lành mạnh hơn. Để đạt được điều này, họ lựa chọn đầu tư Hộ chiếu và Thẻ xanh hàng hiệu – giải pháp mang đến quyền công dân, quyền đi lại tự do bất chấp mọi lệnh hạn chế hiện nay.
Từ biểu tượng của sự giàu có, nay chiếc hộ chiếu thứ hai mang ý nghĩa “một nơi an toàn hơn”. Các triệu phú dùng nó để đến một quốc gia an toàn, có hệ thống y tế tốt và năng lực phản ứng với dịch bệnh hiệu quả. “Giới siêu giàu luôn quan tâm đến những chính sách đảm bảo cho quyền công dân thứ hai, cho phép họ sẵn sàng với mọi kế hoạch dự phòng. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm tới vấn đề chăm sóc y tế và sự chuẩn bị cho dịch bệnh”- CNNdẫn lời ông Dominic Volek, Giám đốc khu vực châu Á của Hãng Henley & Partners. Giới siêu giàu không bao giờ chỉ lên kế hoạch cho 5 hay 10 năm mà “họ lên kế hoạch làm giàu và hưởng thụ cuộc sống cho 100 năm”.
Henley & Partners thống kê số lượng người có giá trị tài sản cao tìm cách chuyển nơi ở đã tăng vọt trong đại dịch. Cụ thể số lượng khách hàng quan tâm hộ chiếu thứ hai đến từ Hoa Kỳ đã tăng 206% vào năm 2020 so với năm trước và từ Brazil tăng 156%. Xét trên tổng thể, gần 25.000 người giàu thế giới nộp đơn đăng ký quốc tịch mới, tăng 42% còn lượng tìm hiểu tăng 25%.
Nơi an trú của giới tinh hoa quốc tế
Nuri Katz, người sáng lập hãng tư vấn tài chính quốc tế Apex Capital Partners cho biết, nhiều quốc đảo ở vùng Caribbean như Grenada, Dominica, Antigua, Barbuda hay St Kitts & Nevis là những địa điểm được ưa thích do ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn những quốc gia như Mỹ, Brazil, Ấn Độ…Khi chương trìnhquốc tịch Síp dừng lại, quốc tịch Caribbean trở thành lựa chọn ưu tiên số 1 nếu muốn có quốc tịch trực tiếp nhanh chóng. Caribbean là thiên đường trên mặt đất, một trong những vùng biển đẹp nhất thế giới, sở hữu chất lượng cuộc sống đẳng cấp hàng đầu và là nơi nghỉ dưỡng ưa thích của giới nhà giàu.
Các chương trình đầu tư quốc tịch Caribbean không quá đắt đỏ mà vẫn mang đến quyền tự do đi lại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn cầu. Nếu bạn có tài sản ròng từ 1-10 triệu USD, các chương trình quốc tịch Caribbean sẽ là lựa chọn hàng đầu. Chẳng hạn, đầu tư hơn 100.000 USD tại Antigua và Barbuda, gia đình 4 người của nhà đầu tư sẽ có cuốn hộ chiếu thứ hai trong vòng 4-6 tháng.
Malta vẫn duy trì là điểm đến được nhiều người quan tâm. Đảo quốc vùng Nam Âu rất được lòng các tỷ phú Mỹ và diễn viên Hollywood lựa chọn để sinh sống hoặc nghỉ dưỡng, nhiều bộ phim Hollywood cũng lựa chọn làm địa điểm quay phim như Game of Thrones,… Họ quan tâm Malta không chỉ vì quốc gia này xếp thứ 2 trong danh sách các quốc gia đáng sống, mà còn triển khai chương trình đầu tư Thẻ thường trú hoặc Quốc tịch Malta cho phép người sở hữu và gia đình quyền tự do đi lại trong EU, hưởng một nền giáo dục và y tế chuẩn châu Âu.
Ngoài giá trị tích sản cho tương lai, định cư tại những đất nước có chất lượng tốt nhất thế giới là giải pháp giúp người giàu và gia đình an trú phòng khi một đại dịch khác bùng phát. Nhà đầu tư có nhu cầu tìm hiểu các chương trình định cư tốt nhất thế giới, vui lòng truy cập theo địa chỉ dưới đây hoặc liên hệ đến hotline: 0904 966 797 – 098 913 6666.
Xem chi tiết các chương trình định cư được quan tâm nhất:
Trong chuyến công du chính thức đầu tiên tới Brussels của mình, tân thủ tướng Dritan Abazović - người vừa nhậm chức 3 tuần trước - đã xác nhận chương trình đầu tư quốc tịch Montenegro chắc chắn sẽ đóng cửa vào cuối năm nay.
Sáng 21/05/2022, event "Sức nóng thị trường đầu tư quốc tế với người Việt" do BSOP tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, đưa đến cho các nhà đầu tư tham dự chương trình nhiều thông tin "nóng hổi" về thị trường đầu tư định cư quốc tế. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động BSOP event được tổ chức dựa trên quá trình quan sát, ghi nhận và đánh giá phản hồi từ quý nhà đầu tư với các chương trình định cư được BSOP triển khai.
Nhân ngày Lễ Quốc khánh mùng 02/09, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Sơn (BSOP) trân trọng thông báo đến Qúy nhà đầu tư và Đối tác lịch nghỉ lễ như sau:
Tháng 6 và 7 vừa qua, những người đứng đầu các quốc gia chống dịch tốt tại châu Âu đã nhiều hoạt động thú vị trong kỳ nghỉ hè sau Covid-19. Đa số dành thời gian bên gia đình, bạn bè tại dinh thự nổi tiếng hay những bãi biển tuyệt đẹp.
Nhờ Covid-19, nhiều thành phố nổi tiếng ở châu Âu nhận ra rằng họ thật sự cần những du khách "sang, xịn" chứ không phải chạy theo số lượng như lâu nay. Đây là lợi ích bất ngờ từ đại dịch, dường như đang "cải cách" nhận thức và tư duy hoạt động của toàn ngành du lịch nơi đây.
Henley & Partners vừa cập nhật Bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất toàn cầu mới nhất của quý 3 năm 2021. Đứng đầu bảng là Nhật Bản và xếp cuối cùng là Afghanistan, và chiếm đa số trong top 10 vẫn là hộ chiếu các quốc gia châu Âu.
EU cho biết hơn 200 triệu người trưởng thành, tương đương hơn 55% dân số, đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19, trong bối cảnh biến chủng Delta hoành hành khắp thế giới hiện nay. Con số đầy ấn tượng này thậm chí đã vượt qua cả Mỹ về tỷ lệ dân số được tiêm chủng, châu Âu đang đến gần miễn dịch cộng đồng hơn bao giờ hết.
Đăng Ký Nhận Thông Tin
Tư vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Đặt Lịch Tư Vấn
Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]