Ngày 1/7, chứng chỉ COVID-19, còn gọi là "hộ chiếu vaccine", chính thức áp dụng trên toàn EU nhằm tạo thuận lợi cho đi lại trong nội khối đều có hiệu lực, đúng thời điểm châu Âu bước vào kỳ nghỉ Hè.
Ngày 1/7, chứng chỉ tiêm phòng Covid-19, còn gọi là “hộ chiếu vaccine”, chính thức được áp dụng trên toàn Liên minh châu Âu (EU) nhằm tạo điều kiện cho việc đi lại thuận lợi hơn bắt đầu có hiệu lực, đúng thời điểm châu Âu bước vào kỳ nghỉ Hè sau hơn một năm chống chọi với đại dịch.
Hộ chiếu vaccine Covid-19 của EU hiểu đơn giản là dạng mã QR trên điện thoại thông minh hoặc trên giấy tờ, cho phép nhà chức trách xác định tình trạng sức khỏe của du khách nhập cảnh dựa trên hồ sơ ghi nhận tại quốc gia EU của họ. Chứng nhận cho biết một người đã được chủng ngừa, có xét nghiệm âm tính gần đây hoặc từng nhiễm bệnh và bình phục.
Hộ chiếu vaccine châu Âu chấp thuận những loại vaccine nào?
Theo luật của EU, người có hộ chiếu vaccine không cần thực hiện cách ly hoặc xét nghiệm thêm khi đi du lịch trong 27 nước thành viên của EU và 4 quốc gia liên kết (gồm Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein).
Ủy viên Tư pháp của EU – Didier Reynders khuyến nghị tất cả các quốc gia thành viên của EU đều nhanh chóng triển khai hộ chiếu vaccine không chỉ để tự do đi lại mà còn phục vụ nhiều mục đích ưu tiên khác như đưa cuộc sống của người dân trở về thời điểm bình thường mới. Họ có thể đi xem hòa nhạc, lễ hội, nhà hát, nhà hàng… mà không cần tính đến giãn cách như trước đó. Kể từ ngày 10/5, có 22 quốc gia đã thử nghiệm thành công cổng kết nối vào dữ liệu tiêm chủng trên toàn lục địa và tính đến ngày 30/6, đã có 21 quốc gia thành viên EU chấp nhận hộ chiếu vaccine.
Đây là những nỗ lực của Liên minh châu Âu trong việc thúc đẩy các hoạt động phục hồi ngành du lịch đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch, đồng thời cho phép EU mở cửa trở lại vào mùa Hè này. Ủy viên Y tế của EU Stella Kyriakides cho biết, công dân EU đang mong chờ được đi du lịch trở lại và họ muốn được đi du lịch một cách an toàn. Có được chứng nhận tiêm chủng là một bước trong quan trọng để du lịch an toàn.
Dẫu vậy, theo giới chức y tế, biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 với tốc độ lây nhiễm nhanh đang đe dọa EU xem xét phải hạn chế áp dụng cơ chế này. Giới lãnh đạo châu Âu đã lên tiếng cảnh báo cần những biện pháp kiểm soát dịch mới vì diễn biến đáng lo ngại từ biến thể Delta. Theo báo Financial Times, biến thể Delta hiện vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số ca nhiễm ở châu Âu, nhưng đang lây lan ngày một nhanh tại đây. Như trường hợp biến thể Delta đang lây nhiễm tràn lan tại Anh có thể sẽ kích hoạt điều khoản “ngừng khẩn cấp” việc sử dụng hộ chiếu vaccine tại quốc gia này.
*Thông tin được tổng hợp từ các nguồn báo chính thống của Việt Nam