0989 13 6666
[google-translator]

EU chạy đua phát triển vắc-xin ngừa các biến thể SARS-CoV-2

03/02/2021

Các quan chức y tế hàng đầu của Liên minh châu Âu đã thảo luận với các hãng dược phẩm lớn về việc phải chạy đua với thời gian và virus, nhanh chóng phát triển và bào chế vắc-xin phòng ngừa chủng biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Eu chay dua phat trien vac-xin

EU đồng lòng phát triển vắc-xin ngừa biến thể virus mới

Ngày 31/1 vừa qua, các quan chức y tế hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận với các hãng dược phẩm lớn về việc bắt buộc phải nhanh chóng phát triển vắc-xin đặc biệt phòng ngừa những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Đây là công việc cấp thiết hàng đầu nếu không muốn lục địa già đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ 3.

Cuộc thảo luận trực tuyến này có sự tham dự những người lãnh đạo cao nhất về y tế của châu Âu bao gồm: Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen, Ủy viên châu Âu phụ trách y tế Stella Kyriakides, Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề thị trường nội khối Thierry Breton, các cố vấn đặc biệt của bà Von der Leyen về dịch COVID-19 là Peter Piot và Moncef Slaoui, cùng Giám đốc điều hành Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) Emer Cook. Ngoài ra, đại diện các hãng dược phẩm lớn cũng nhanh chóng được “triệu tập” tham gia phiên họp cấp tốc này như giám đốc điều hành các hãng BioNTech/Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson, CureVac và Sanofi, những hãng đã ký thỏa thuận cung cấp vắc-xin ngừa COVID-19 cho EU.

Thông cáo báo chí của EC cho biết các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang làm gia tăng quan ngại về nguy cơ giảm hiệu quả của các loại vắc-xin ngừa Covid-19 được phê duyệt gần đây, theo đó điều quan trọng là phải sẵn sàng ứng phó với sự xuất hiện của các biến thể này, đồng thời đề ra yêu cầu cấp bách nhất là sản xuất các loại vắc-xin có thể khắc chế chủng mới.

Giáo sư Peter Piot, Hiệu trưởng Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London, cho biết công ty công nghệ sinh học Novavax đã thông báo kết quả tích cực của các cuộc thử nghiệm tại Anh cho thấy vắc-xin đang thử nghiệm của hãng này có thể đạt hiệu quả tổng thể lên đến 89%. Tuy nhiên, với riêng biến thể phát hiện tại Anh, vắc-xin của Novavax đạt hiệu quả 86% và chỉ hiệu quả 60% đối với biến thể phát hiện tại Nam Phi.

Phát biểu trên truyền hình tối 31/1, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu – Von der Leyen nhấn mạnh sự hợp tác giữa các quốc gia trong giai đoạn này là quan trọng nhất, đồng thời tuyên bố: “Tôi nghĩ rằng cuộc chạy đua duy nhất mà chúng ta đang tiến hành là chạy đua với virus và chạy đua với thời gian”.

Covid-19 tác động đến chương trình định cư như thế nào?

Một số điều chỉnh tại EU trong triển khai tiêm vắc-xin Covid-19

Ngày 5/1/2021, Tổng thống Pháp yêu cầu đẩy nhanh việc tiêm phòng vắc-xin ngừa Covid-19 cho nhân viên y tế tại các bệnh viện sau những chỉ trích về việc chậm trễ trong kế hoạch triển khai tiêm vắc-xin. Ðến chiều 6/1/2021, khoảng 500.000 liều vắc-xin sẽ được phân phối và Pháp sẽ có khoảng một triệu liều vào cuối tuần. 

Ðức đang xem xét khả năng hoãn tiêm liều thứ hai vắc-xin phòng Covid-19 của  BioNTech/Pfizer cho người dân trong bối cảnh thiếu nguồn cung vắc-xin. Với việc kéo dài khoảng thời gian giữa hai lần tiêm chủng, Ðức có thể tăng được số lượng vắc-xin sẵn có trong ngắn hạn và qua đó có thể tăng số người được tiêm chủng.

Không chỉ Ðức, giới chức Ðan Mạch cũng xem xét kéo dài thời gian giãn cách giữa hai mũi tiêm chủng, có thể từ ba đến sáu tuần. Cho tới nay, Ðan Mạch đã có gần 47.000 người được tiêm mũi vắc-xin BioNTech/Pfizer đầu tiên, hầu hết là nhân viên y tế và người cao tuổi.

Còn Tây Ban Nha cần điều chỉnh đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19, để đạt được mục tiêu là tiêm phòng cho từ 15 triệu đến 20 triệu dân vào tháng 5 hoặc tháng 6/2021.

Nước Anh đang được tiêm chủng loại vắc-xin Pfizer và đến nay đã được 4 tuần. Đến thứ hai ngày 4/1/2021, Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới bắt đầu sử dụng vắc-xin AstraZeneca.

Tại Bồ Đào Nha, Bộ trưởng Y tế Marta Temido tuyên bố có thể phân phối vắc-xin  Covid-19 trong vòng bắt đầu từ ngày 5/1/2021, ngay sau khi được cơ quan Dược phẩm của Liên minh châu Âu bật đèn xanh.

Úc sẽ hoàn thành tiêm chủng vắc-xin vào tháng 10/2021

Theo kế hoạch mới được công bố ngày 23/12/2020 của Chính phủ Úc, nước này sẽ khởi động chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 miễn phí cho toàn dân bắt đầu từ tháng 3/2021. Dự kiến, các nhân viên y tế, nhân viên chăm sóc người cao tuổi và nhóm đối tượng có nguy cơ cao bao gồm người cao tuổi sẽ được ưu tiên tiêm vaccine trong đợt đầu tiên. Các nhóm đối tượng khác sẽ được tiêm vaccine trong các đợt tiếp theo và kế hoạch tiêm chủng sẽ hoàn thành vào tháng 10/2021.

BSOP sẽ liên tục cập nhật thông tin về tình hình tiêm chủng trên toàn cầu tới quý nhà đầu tư. 

 

Tin tức cùng chuyên mục

23/05/2022

Event “SỨC NÓNG THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VỚI ...

Sáng 21/05/2022, event "Sức nóng thị trường đầu tư quốc tế với người Việt" do BSOP tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, đưa đến cho các nhà đầu tư tham dự chương trình nhiều thông tin "nóng hổi" về thị trường đầu tư định cư quốc tế. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động BSOP event được tổ chức dựa trên quá trình quan sát, ghi nhận và đánh giá phản hồi từ quý nhà đầu tư với các chương trình định cư được BSOP triển khai.

25/08/2021

Các nguyên thủ châu Âu trong kỷ nghỉ hè sau ...

Tháng 6 và 7 vừa qua, những người đứng đầu các quốc gia chống dịch tốt tại châu Âu đã nhiều hoạt động thú vị trong kỳ nghỉ hè sau Covid-19. Đa số dành thời gian bên gia đình, bạn bè tại dinh thự nổi tiếng hay những bãi biển tuyệt đẹp.

21/08/2021

Du lịch châu Âu hưởng lợi bất ngờ từ Covid-19

Nhờ Covid-19, nhiều thành phố nổi tiếng ở châu Âu nhận ra rằng họ thật sự cần những du khách "sang, xịn" chứ không phải chạy theo số lượng như lâu nay. Đây là lợi ích bất ngờ từ đại dịch, dường như đang "cải cách" nhận thức và tư duy hoạt động của toàn ngành du lịch nơi đây.

19/08/2021

Xếp hạng 25 hộ chiếu quyền lực nhất thế giới ...

Henley & Partners vừa cập nhật Bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất toàn cầu mới nhất của quý 3 năm 2021. Đứng đầu bảng là Nhật Bản và xếp cuối cùng là Afghanistan, và chiếm đa số trong top 10 vẫn là hộ chiếu các quốc gia châu Âu.

13/08/2021

Hơn 60% người trưởng thành ở châu Âu hoàn thành ...

EU cho biết hơn 200 triệu người trưởng thành, tương đương hơn 55% dân số, đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19, trong bối cảnh biến chủng Delta hoành hành khắp thế giới hiện nay. Con số đầy ấn tượng này thậm chí đã vượt qua cả Mỹ về tỷ lệ dân số được tiêm chủng, châu Âu đang đến gần miễn dịch cộng đồng hơn bao giờ hết.