Rất nhiều quốc gia trên thế giới đang nghiên cứu triển khai các chương trình đầu tư quốc tịch của riêng mình, hứa hẹn mang đến cho các nhà đầu tư nhiều lựa chọn hấp dẫn trong tương lai.
Đầu tư quốc tịch thứ 2 đang là một xu hướng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở giới trung lưu và thượng lưu. Quốc tịch thứ 2 cung cấp cho nhà đầu tư quyền lợi vô cùng lớn về sinh sống, đi lại, kinh doanh, bảo hộ công dân,…Vì vậy mà nó được coi như “tấm vé thông hành” trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Về phía các quốc gia, việc triển khai đầu tư quốc tịch thứ 2 (gọi tắt là các chương trình CIP) mang lại cho mỗi nước nguồn vốn đầu tư nước ngoài ổn định và không ngừng gia tăng qua mỗi năm. Bên cạnh đó còn là nguồn nhân lực và chất xám chất lượng cao từ các cá nhân xuất sắc khắp thế giới.
Chính vì vậy mà bên cạnh các chương trình đã triển khai và có chỗ đứng, hiện còn rất nhiều quốc gia nghiên cứu việc triển khai chương trình CIP cho riêng mình. Loạt bài viết này của BSOP sẽ giúp bạn đọc cập nhật thông tin mới nhất về các kế hoạch trên, cùng nhận định của các chuyên gia về tính khả thi của chúng.
Trước hết hãy cùng điểm qua danh tính các quốc gia đang nghiên cứu triển khai CIP và hiện trạng mới nhất của từng dự án.
Uzbekistan
Chính phủ nước này đã đệ trình lên quốc hội một bản dự thảo luật mà nếu được thông qua sẽ cho phép cấp quốc tịch cho người nước ngoài. Điều kiện mà chương trình này dự kiến đặt ra là một khoản đầu tư ít nhất 1 triệu USD.
Giới quan sát của thị trường đầu tư di trú đánh giá đây là một mức chi phí quá đắt đỏ, không phù hợp với “mức độ hấp dẫn” của quốc gia này. Thậm chí một số nước có mức yêu cầu đầu tư thấp hơn lại mang về cho khách hàng tấm hộ chiếu cùng các quyền lợi tốt hơn hẳn. Đó là còn chưa kể đến việc Uzbekistan là nước không chấp nhận song tịch.
Zimbabwe
Trong một buổi họp mới đây của Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Zimbabwe cho biết nước này đang lên kế hoạch cấp quốc tịch “cho những nhà đầu tư xứng đáng”. Vị Bộ trưởng này khẳng định các nhà đầu tư khắp thế giới “đã sẵn sàng đổ xô tới Zimbabwe” và chính phủ nước này có ý định cấp quốc tịch như một quyền lợi xứng đáng với khoản đầu tư của họ.
Chương trình đầu tư quốc tịch dự kiến sẽ được Zimbabwe quảng bá chính thức tới các nhà đầu tư nước ngoài khi nước này đăng cai Đại hội Toàn châu Phi vào năm 2023 tới.
Lào
Lào đã công bố kế hoạch cấp “quốc tịch danh dự” cho các công dân nước ngoài đầu tư 1 triệu USD và quyên góp thêm 500.000 USD vào nước này nhằm “thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội”.
Giống như Uzbekistan, chương trình dự kiến của Lào bị đánh giá là quá đắt đỏ so với mặt bằng chung của thị trường.
Không những vậy, quốc tịch mà Lào cấp cho nhà đầu tư, trên thực tế, chỉ là “danh dự”. Về mặt kỹ thuật mà nói, nó không bao gồm toàn bộ quyền lợi của quốc tịch thông thường. Điều này làm dấy thêm nhiều quan ngại về giá trị thực sự của chương trình.
Armenia
Chính phủ Armenia đã ban hành một dự thảo, đặt ra những điều khoản cụ thể để Tổng thống có thể cấp quốc tịch cho những cá nhân có một khoản đóng góp đáng kể về kinh tế cho nước này.
Chương trình còn nằm trên giấy tờ này có yêu cầu rất “phải chăng”, chỉ từ 100.000 USD trở lên. Đây là mức chi phí được đánh giá phù hợp với tầm vóc của Armenia.
Các nguồn thạo tin cho biết quyết định cuối cùng về việc triển khai chương trình sẽ được đưa ra vào ngày 29/01/2023.
Suriname
Trong bài phát biểu thường niên trước quốc hội vào tháng 09/2022, Tổng thống Suriname tiết lộ rằng “một nhóm các chuyên gia đang nghiên cứu tính khả thi của một chương trình đầu tư quốc tịch”.
Tổng thống Santokhi mặc dù vậy không tiết lộ thêm gì về lộ trình hay các yêu cầu của chương trình trên. Ông chỉ nhấn mạnh rằng chương trình nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế tại quốc gia Nam Mỹ này.
Cộng hòa Trung Phi
Như một phần trong sáng kiến nhằm ra mắt và hỗ trợ vốn cho chương trình tiền điện tử quốc gia của mình – đồng Sango, Cộng hòa Trung Phi đã tuyên bố sẽ cấp quốc tịch cho những người đầu tư từ 60.000 USD dưới dạng tiền điện tử và giữ khoản đầu tư trên trong ít nhất 5 năm.
Theo các thông tin từ cơ quan vận hành đồng tiền Sango, chương trình quốc tịch của Trung Phi sẽ chính thức “mở bán” từ quý I/2023.
Albania
Quốc gia châu Âu này lần đầu công bố kế hoạch triển khai đầu tư quốc tịch từ tháng 11/2019. Tới tháng 7 năm nay, chương trình đầu tư quốc tịch Albania được cho là đã đạt tới giai đoạn phát triển sâu, qua việc mời thầu cho vị trí độc quyền quảng bá chương trình này ra thế giới.
Cho tới nay các thông tin cụ thể về yêu cầu của chương trình vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất với CIP Albania là việc nước này cũng đang cố gắng được kết nạp vào Liên minh châu Âu EU trong tương lai gần. Chính vì vậy Chính phủ Albania đang phải chịu sức ép lớn từ Hội đồng châu Âu EC về việc triển khai CIP.
Trong phần 2 của bài viết, BSOP sẽ điểm mặt 6 quốc gia còn lại đang nghiên cứu triển khai CIP, cùng với những đánh giá & phân tích của các chuyên gia ngành đầu tư di trú về tính khả thi và khả năng đón nhận từ thị trường với các chương trình này.
>>Xem thêm: Những điều cần biết về 13 quốc gia sắp triển khai đầu tư quốc tịch – Phần 2
Quý anh chị nhà đầu tư quan tâm đến các chương trình đầu tư định cư quốc tế hãy liên hệ ngay tới hotline của BSOP để nhận được những sự tư vấn đầy đủ & cập nhật nhất!
BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ
HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666