0989 13 6666

Vắc xin Covid-19 – “Phép màu” giúp Eurozone giữ mức lạm phát ổn định

22/03/2021

Số liệu chính thức của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 2/3 cho thấy giá tiêu dùng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn ổn định trong tháng 2, giữa bối cảnh đà giảm của giá năng lượng chậm lại bất chấp đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19 kéo dài. Theo đó, lạm phát của Eurozone trong tháng 2/2021 vẫn ở mức dương, với chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 0,9% so với tháng 1 trước đó.

vac xin Covid-19

Tỷ lệ lạm phát trong tháng 1/2021 của Eurozone bất ngờ tăng vọt sau nhiều tháng nằm ở mức âm do nhu cầu tiêu dùng sụt giảm bởi đại dịch Covid-19 cũng như các hạn chế xã hội trên toàn châu Âu. Với Eurozone, lĩnh vực đóng góp lớn nhất vào sự gia tăng giá tiêu dùng là dịch vụ, tiếp đến là thực phẩm, rượu và thuốc lá, trong khi hàng công nghiệp phi năng lượng vẫn giảm.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde phân tích việc lạm phát tăng trong hai tháng đầu năm chủ yếu do một số yếu tố mang tính tạm thời và giá năng lượng tăng, trong khi sức ép giá cả cơ bản vẫn yếu vì chịu ảnh hưởng từ nhu cầu tiêu dùng thấp và tình trạng thiếu lao động. Bên cạnh đó việc các nước chung tay hối thúc sản xuất vắc xin Covid-19 cũng như các kế hoạch tiêm chủng được thực thi nhanh chóng đã trở thành động lực vững vàng giúp nền kinh tế duy trì đà phục hồi.

Châu Âu bật đèn xanh cho vắc xin AstraZeneca. Xuất khẩu vắc xin COVID-19 theo lộ trình

Giá cả gia tăng trong năm 2021 làm dấy lên các cuộc thảo luận về việc Ngân hàng Trung ương châu Âu cần cân nhắc việc kiềm chế chương trình kích thích lớn, dù lạm phát vẫn ở ngưỡng mục tiêu dưới 2%. Các khoản chi tiêu kích thích của châu Âu vẫn nhỏ, song giới đầu tư đã kỳ vọng lạm phát ở khu vực này sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, với chi phí đi vay đối với các chính phủ Liên minh châu Âu ngày càng tăng.

Eurozone không siết chặt chi tiêu để bảo vệ các nền kinh tế

Cuộc họp giữa Bộ trưởng Tài chính của 19 nước Eurozone vào ngày 16/3/2021 đã nhất trí không cắt giảm chi tiêu trong khối tại thời điểm hiện nay để có thể đảm bảo khả năng phục hồi kinh tế của các quốc gia thành viên, đồng thời nhấn mạnh đến nhiệm vụ của các nước trong khu vực là giải quyết vấn đề nợ công tăng cao. 

Các bộ trưởng cũng lưu ý đến khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) tạm dừng thực hiện các quy định về bội chi cho đến cuối năm 2022. Theo đó, các nước thành viên sẽ được tự do đưa ra các gói cứu trợ kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp “sống sót” trong đại dịch mà không cần lo ngại đến việc phải gánh chịu trừng phạt của EU. Miễn là các gói hỗ trợ nằm ở mức cần thiết, cân đối và tránh quá mức để không rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Kinh tế Eurozone sẽ phục hồi tốt hơn năm 2020

Các quan chức của EC cho biết tổng tăng trưởng GDP của Eurozonedự kiến sẽ đạt 3,8% trong năm nay và phục hồi muộn hơn so với hy vọng ban đầu. Con số này giảm so với mức dự báo 4,2% cho năm 2021 mà cơ quan này đưa ra vào tháng 11/2020. Tuy nhiên, EC lại nâng dự đoán tốc độ tăng trưởng của Eurozone trong năm 2022, từ ước tính 3% đưa ra năm ngoái lên 3,8%. Các quan chức kỳ vọng rằng nền kinh tế châu Âu sẽ đạt mức tương đương trước đại dịch COVID-19 vào năm 2022, nhanh hơn so với dự đoán trước đó, mặc dù mức độ phục hồi sẽ không đồng đều giữa các nước thành viên. 

Ủy viên phụ trách kinh tế của Liên minh châu Âu (EU), ông Paolo Gentiloni khẳng định những hậu quả kinh tế và xã hội của đại dịch đã quá rõ ràng, song EU cuối cùng vẫn có “ánh sáng cuối đường hầm” nhờ những tín hiệu từ các loại vắcxin ngừa Covid-19. 

Theo giới chức châu Âu cho biết thêm, các dự báo tăng trưởng kinh tế này chưa tính đến những tác động từ kế hoạch phục hồi lớn của khối mà theo dự kiến sẽ bơm 750 tỷ euro vào nền kinh tế châu Âu thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại và khoản vay.

*Kính mời quý nhà đầu tư theo dõi các thông tin về tình hình đầu tư, thị trường, kinh tế toàn cầu tại hệ thống website của BSOP
Đánh giá bài viết

Tin tức cùng chuyên mục

23/05/2022

Event “SỨC NÓNG THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VỚI ...

Sáng 21/05/2022, event "Sức nóng thị trường đầu tư quốc tế với người Việt" do BSOP tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, đưa đến cho các nhà đầu tư tham dự chương trình nhiều thông tin "nóng hổi" về thị trường đầu tư định cư quốc tế. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động BSOP event được tổ chức dựa trên quá trình quan sát, ghi nhận và đánh giá phản hồi từ quý nhà đầu tư với các chương trình định cư được BSOP triển khai.

25/08/2021

Các nguyên thủ châu Âu trong kỷ nghỉ hè sau ...

Tháng 6 và 7 vừa qua, những người đứng đầu các quốc gia chống dịch tốt tại châu Âu đã nhiều hoạt động thú vị trong kỳ nghỉ hè sau Covid-19. Đa số dành thời gian bên gia đình, bạn bè tại dinh thự nổi tiếng hay những bãi biển tuyệt đẹp.

21/08/2021

Du lịch châu Âu hưởng lợi bất ngờ từ Covid-19

Nhờ Covid-19, nhiều thành phố nổi tiếng ở châu Âu nhận ra rằng họ thật sự cần những du khách "sang, xịn" chứ không phải chạy theo số lượng như lâu nay. Đây là lợi ích bất ngờ từ đại dịch, dường như đang "cải cách" nhận thức và tư duy hoạt động của toàn ngành du lịch nơi đây.

19/08/2021

Xếp hạng 25 hộ chiếu quyền lực nhất thế giới ...

Henley & Partners vừa cập nhật Bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất toàn cầu mới nhất của quý 3 năm 2021. Đứng đầu bảng là Nhật Bản và xếp cuối cùng là Afghanistan, và chiếm đa số trong top 10 vẫn là hộ chiếu các quốc gia châu Âu.

13/08/2021

Hơn 60% người trưởng thành ở châu Âu hoàn thành ...

EU cho biết hơn 200 triệu người trưởng thành, tương đương hơn 55% dân số, đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19, trong bối cảnh biến chủng Delta hoành hành khắp thế giới hiện nay. Con số đầy ấn tượng này thậm chí đã vượt qua cả Mỹ về tỷ lệ dân số được tiêm chủng, châu Âu đang đến gần miễn dịch cộng đồng hơn bao giờ hết.

Nội dung và thông tin trên website này mang tính chất quảng bá và tham khảo, không phải là nội dung chính xác nhất về các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ việc gì phát sinh từ nội dung website này. Để có thông tin chính xác nhất vui lòng gửi thông tin về [email protected]