0989 13 6666
[google-translator]

SÍP và MALTA: Chính sách thuế hấp dẫn “không thể chối từ”cho các nhà đầu tư

22/01/2022

Nhiều quốc gia nhỏ bé, ít được biết đến đang ngày một nâng cao vị trí của mình trên các bảng xếp hạng điểm đến đầu tư quốc tế, nhờ hàng rào thuế quan vô cùng hấp dẫn. Síp và Malta - hai đảo quốc vùng Địa Trung Hải chính là các ví dụ sinh động nhất.

Khi nhắc đến việc đầu tư ra nước ngoài, bên cạnh các quyền lợi tuyệt vời nhận được từ quốc gia sở tại, nhà đầu tư còn phải cân nhắc rất nhiều đến những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện với quốc gia đó. Một trong số đó là nghĩa vụ đóng thuế.

Đây là cách cụ thể nhất mà các nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện lại với một quốc gia, vì vậy đó chính là nghĩa vụ quan trọng nhất, bắt buộc phải được thực hiện đầy đủ và hợp pháp. Chính vì vậy, các quốc gia phát triển hàng đầu như Anh, Đức, Mỹ, Úc… tuy có chất lượng sống và mức độ phát triển của kinh tế, xã hội vượt trội, nhưng vẫn có thể không phải là “điểm đến vàng” với nhiều nhà đầu tư.

Trong những năm qua, Síp và Malta tại châu Âu đã giành được thị phần không hề nhỏ trên thị trường đầu tư quốc tế từ các thị trường đầu tư truyền thống. Tất cả là nhờ vào chính sách thuế thông thoáng, thủ tục thành lập dễ dàng, chi phí duy trì doanh nghiệp thấp, bảo mật được danh tính cổ đông và quyền tự chủ trong việc thiết lập mô hình doanh nghiệp.

Síp – Điểm vàng đầu tư vùng Địa Trung Hải

chính sách thuế ở síp và malta

Síp là một trong những quốc gia có hệ thống thuế quan hấp dẫn nhất tại châu Âu. Là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hệ thống thuế của Síp được đánh giá là đơn giản, minh bạch, hòa hợp với các quy định và khuyến nghị của hai tổ chức trên. Chế độ thuế quan của đảo Síp có những điểm nổi bật như:

– Lợi nhuận của các công ty có trụ sở tại Síp bị đánh thuế ở mức 12,5%. Đây là mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hàng đầu trong EU.

– Cổ tức nguồn gốc nước ngoài được miễn thuế khi được nhận bởi các công ty có trụ sở tại Síp.

– Thuế thu nhập cá nhân thấp, các cá nhân kiếm được ít hơn 19.500 EURO mỗi năm không phải đóng thuế thu nhập.

– Việc thanh lý cổ phiếu và chứng khoán hay trái phiếu doanh nghiệp được miễn thuế với điều kiện công ty bị xử lý không nắm giữ bất kỳ tài sản bất động sản nào tại Síp.

Síp cũng đã đàm phán và ký kết các hiệp định về chống đánh thuế 2 lần với 66 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tạo thêm thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức hoạt động tại quốc gia này.

Malta – thiên đường đầu tư Nam Âu

chính sách thuế ở Síp và Malta

Chính sách thuế Malta là chìa khóa để lý giải hiện tượng vì sao hàng chục ngân hàng lớn, các hãng xe hơi danh tiếng, nhiều công ty đa quốc gia đều có trụ sở tại Malta – một đảo quốc nằm giữa lòng Địa Trung Hải.

Các loại thuế được miễn tại Malta bao gồm: thuế địa phương, thuế bất động sản, thuế thừa kế, thuế tài sản hay giá trị tài sản ròng, thuế quà tặng. Malta cũng tham gia hiệp ước không đánh thuế 2 lần với khoảng 75 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Malta còn miễn thuế phần thu nhập phát sinh từ nước ngoài, ngay cả khi thường trú nhân gửi các khoản này vào tài khoản ngân hàng của Malta.

Thường trú nhân của Malta sống tại Malta cũng được miễn thuế các hoạt động chuyển, nhận tiền. Tỉ suất thuế doanh nghiệp ở Malta luôn cố định ở mức 35%. Nhưng các ưu đãi giảm thuế đặc biệt áp dụng đối với chủ sở hữu công ty không cư trú đẩy mức thuế thực sự phải nộp xuống mức rất thấp, chỉ khoảng 5%.

Ở Malta, hàng hóa và dịch vụ thường chịu thuế với thuế suất VAT tiêu chuẩn là 18%. Tuy nhiên, một số hàng hóa và dịch vụ có tỉ lệ giảm chỉ còn 7%, 5% hoặc 0%.

Bên cạnh hàng rào thuế quan linh hoạt, hấp dẫn, Malta và Síp còn là hai quốc gia có hộ chiếu rất quyền lực, lần lượt xếp hạng 7 và 15 thế giới (theo xếp hạng 2021 của Henley), với quyền tự do di chuyển đến 186 quốc gia và vùng lãnh thổ (176 với hộ chiếu Síp). Các đảo quốc này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế hùng mạnh, bao gồm khối Liên minh Châu Âu (EU), khối đồng tiền chung Euro. Riêng Malta còn là thành viên của khối Thịnh vượng chung, khối Schengen.

Chính vì vậy dễ hiểu vì sao Síp và Malta đang nổi lên là những điểm đến đầu tư nóng, thu hút sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới, bên cạnh các thị trường truyền thống. Đặc biệt các quốc gia này đều có các chương trình đầu tư định cư với chi phí vô cùng hấp dẫn, thủ tục dễ dàng, nhanh gọn hơn rất nhiều so với các nước như Mỹ, Anh, Úc…

Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện “mục tiêu kép”, vừa mở rộng kinh doanh, gia tăng tài sản, vừa mang lại những phúc lợi tuyệt vời cho bản thân và gia đình.

Nhà đầu tư muốn sở hữu quốc tịch hoặc thẻ cư trú của hai quốc gia châu Âu này để thuận lợi hơn trong việc hội nhập quốc tế, hãy liên hệ với BSOP theo hotline 0904 966 797 để được hỗ trợ trực tiếp.

BSOP – ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ QUỐC TẾ

HOTLINE: 0904 966 797 – 098 913 6666

Tin tức cùng chuyên mục

07/09/2022

Chi phí sinh hoạt hàng tháng ở Síp có đắt ...

Phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu ấm áp và nhiều nắng, lối sống thân thiện, chi phí sinh hoạt thấp... khiến Síp trở thành một nơi hấp dẫn đối với những người nước ngoài đang tìm kiếm một nhịp sống chậm hơn.

31/08/2022

Những điều cần biết trước khi bắt đầu kinh doanh ...

Là hòn đảo lớn thứ ba và đông dân nhất ở Địa Trung Hải, đồng thời là thành viên của Liên minh châu Âu, Síp đã phát triển thành một trung tâm lớn về dịch vụ tài chính, vận chuyển và công nghệ cũng như trở thành điểm đến hàng đầu cho các khoản đầu tư mạo hiểm.

18/12/2021

Thị trường bất động sản đảo Síp 2021: Tiếp đà ...

Các chỉ số từ thị trường bất động sản đảo Síp 2021 cho thấy xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Mức tăng đặc biệt rõ ràng ở mảng căn hộ. Doanh số dòng bất động sản nhà ở đang trên đà tăng trưởng với nhu cầu từ thị trường vẫn có xu hướng tăng cao. Giá trị bất động sản cũng tăng trưởng tốt trong năm 2021 và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022.

27/10/2021

TIN VUI: Thời gian nhập quốc tịch Síp sẽ được ...

Mới đây, Chính phủ Síp đã công bố Kế hoạch hành động mới nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài và kích thích hoạt động kinh tế bằng cách thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Kế hoạch này dự kiến sẽ có hiệu lực và được áp dụng kể từ ngày 1/1/2022.